Đồng Yên sụt giảm – Giải pháp nào sẽ được thực thi?

0
46

Điểm tin giữa tuần:
Điều gì xảy ra với các nhà đầu tư và giao dịch trong tuần này?

Giữa những lo ngại về lạm phát và suy thoái, các dữ liệu kinh tế tiếp tục được phân tích. Dữ liệu thương mại và lạm phát của châu Á vừa được công bố đã thúc đẩy nhu cầu phân tích trong các khu vực. Hàng hóa cũng dưới sự áp lực – một cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở Úc cùng với sự tăng đột biến của xăng dầu tại Hoa Kỳ. Trọng tâm sẽ dịch chuyển khỏi các ngành kim loại công nghiệp khi tại Trung Quốc đang áp dụng chính sách đóng cửa

Phát ngôn của ông Powell trước chính phủ

Chủ tịch Fed Powell đã từng trình bày về chính sách tiền tệ trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Hoa Kỳ. Ông Poweall cam kết rằng sẽ quyết liệt hơn  trong việc giải quyết vấn đề việc làm – một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế.

Những lo ngại về sự suy thoái của nền kinh tế của Mỹ

Một loạt các cuộc khảo sát được trong tuần này, từ đó chính phủ Mỹ sẽ xem xét kỹ về nguy cơ suy thoái. Chúng bao gồm chỉ số Hoạt động Quốc gia, chỉ số Hoạt động Sản xuất, Chỉ số Ủng hộ. Cũng trong báo cáo sơ bộ của chỉ số PMI sản xuất S&P Market cho tháng 6 đang chậm lại so với chỉ số này của tháng 5. Dịch vụ PMI tuy nhiên có vẫn có khả năng phát triển. Trong khi đó, doanh số bất động sản Mỹ giảm đáng kể so với tháng trước đó. Tuy nhiên, Vàng (XAUUSD) có khả năng tăng, nhưng nếu dữ liệu không như mong đợi cho thấy sự lạm phát đình trệ đang gia tăng.

Đồng Đô la suy yếu

Trước các chính sách thắt chặt được đưa ra, Đô la Mỹ có vẻ vẫn giữ nguyên được vị thế. Cũng trong thời gian này, ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã công bố một đợt tăng lãi suất 50bps bất ngờ, cùng với đợt tăng lãi suất 25bps của Ngân hàng Trung ương Anh là tín hiệu cho đợt tăng lãi suất vào tháng 8. Cùng với đó các báo cáo cho thấy rằng Chủ tịch ECB Christine Lagarde cùng các bộ trưởng tài chính sẽ áp dùng các chính sách chống khủng hoảng trong trường hợp chi phí vay chi cho các quốc gia khác tăng quá nhanh

Mặc dù sẽ là khó để duy trì trạng thái ổn định, nhưng vẫn có những tín hiệu cho thấy sự phục hồi của đồng đô la.

Chuyển dịch từ kim loại công nghiệp sang vàng

Với tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu chững lại giờ đây, Trung Quốc không có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bế tắc trong năm nay; rủi ro lớn nhất là thế giới bước vào thời kỳ suy thoái, trước khi lạm phát được kiểm soát sẽ xảy ra lạm phát đình trệ. Vì vậy, các nhà phân tích kỳ vọng rằng Vàng sẽ là giải pháp thay thế trước mối lo này. Trước nguy cơ suy thoái ngày càng lớn, mối quan tâm tới vàng sẽ tiếp tục tăng với số lượng giao dịch ngày càng lớn. Và trên toàn thị trường vào tuần trước; cổ phiếu liên quan tới vàng là một trong những hoạt động đầu cơ tốt nhất, các nhà đầu tư đang dần chuyển hướng từ cổ phiếu khai thác công nghiệp sang chứng khoán vàng. Quan điểm tăng giá dài hạn đối với vàng đã được củng cố và vàng có tiềm năng đạt kỷ lục mới trong nửa cuối năm nay.

Flash PMI và bản tin kinh tế Khu vực về đồng tiền chung châu Âu từ ECB

Các chỉ số PMI của đồng Euro đang được theo dõi để dự báo về mức độ suy thoái của nền kinh tế do thiếu hụt nguồn cung khí đốt tự nhiên. Áp lực này tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là sau sự cố với nguồn cung cấp nhiên liệu của Gazprom cho Đức. Lạm phát của Vương quốc Anh cũng đã giảm tuy nhiên dự kiến ​​sẽ tăng cao hơn lên 9,2% so với mức 9,0% của tháng 4 trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng.

 

Áp lực lạm phát châu Á tăng cao

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ chính sách tiền tệ bất chấp áp lực từ việc thắt chặt toàn cầu. Theo báo cáo CPI của Nhật Bản trên toàn quốc trong tuần tới, dự kiến ​​sẽ duy trì mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, khi áp lực tăng lương vẫn giảm. Cũng theo báo cáo CPI của Singapore  vào tháng 5 dự kiến ​​sẽ tăng lên 5,5% so với mức 5,4% của tháng 4, nguyên nhân có thể do thực phẩm (với lệnh cấm thịt gà của Malaysia) và chi phí vận tải, và cũng do nhu cầu phục hồi khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Cơ quan tiền tệ Singapore có thể đưa ra chính sách thắt chặt hơn nữa tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 10. Báo cáo CPI tháng 5 của Malaysia trong tuần này cũng cho thấy áp lực tăng do các yếu tố thúc đẩy nguồn cung nhưng cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng đang hồi sinh.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here