Sự suy yếu của thị trường lao động được cho là bước đi cần thiết để phục hồi sự bình ổn giá. Càng tốn nhiều thời gian để thực hiện điều này, tổn thất đối với nền kinh tế sẽ càng lớn.
Chướng ngại lớn nhất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát của FED giờ nằm ở một vấn đề: Mỹ không có đủ lao động.
Cụ thể hơn, cung và cầu lao động của quốc gia này cần phải trở về trạng thái cân bằng để kiềm chế đà tăng tiền lương và lạm phát dịch vụ, hai yếu tố vẫn đang tiếp tục leo thang.
Con số 263.000 việc làm mới trong tháng 11 vừa qua đã phản ánh về sức khỏe của thị trường lao động, và nó lớn hơn nhiều so với mức mà ngân hàng trung ương Mỹ muốn thấy.
Giảm cung lao động, thường là sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn, là bước đầu tiên và cũng là bước đi mà ngay cả Fed cũng phải thừa nhận rằng hộ sẽ làm để kiềm chế lạm phát.
Nói cách khác, giai đoạn mà Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp 3,5%, lạm phát ở mức ổn định và lãi suất thấp sẽ chấm dứt. “Kể cả khi họ thực hiện xong việc kiềm chế lạm phát, họ vẫn sẽ giữ lãi suất ở mức độ đủ để giữ cho tỷ lệ thất nghiệp không xuống quá thấp như trước,” bà Swonk nói