No menu items!
HomeNgoại HốiBản tin ForexIMF: Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm...

IMF: Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm

-

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ ảm đạm hơn so với dự báo của tháng trước, khi các kết quả khảo sát về chỉ số quản lý thu mua (PMI) liên tục có dấu hiệu xấu trong những tháng gần đây.

  • IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
  • IMF đưa ra những lưu ý về các biện pháp nhằm kiềm chế “bão giá” trên toàn cầu

Trong bài viết chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Indonesia, IMF cho biết trong thời gian gần đây ngày càng xuất hiện nhiều chỉ dấu “cho thấy triển vọng kinh tế sẽ càng ảm đạm”, đặc biệt là ở châu Âu. Các chỉ số PMI cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ đang có dấu hiệu yếu đi tại hầu hết các nền kinh tế G20 vì lạm phát vẫn rất cao. IMF nhấn mạnh: “Các thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt là rất lớn và các chỉ số kinh tế xấu đi cho thấy những thách thức lớn hơn nữa đang ở phía trước”. Bên cạnh đó, môi trường chính sách tiền tệ hiện cũng đang “bất ổn một cách bất thường”.

Cũng theo IMF, cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ở châu Âu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và đẩy lạm phát leo thang, trong khi lạm phát cao kéo dài sẽ tiếp tục dẫn tới chính sách tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến, qua đó siết chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. IMF lưu ý điều này sẽ “làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế dễ bị tổn thương”. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tháng trước, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 từ 2,9% xuống còn 2,7%. Theo IMF, viễn cảnh u ám này bắt nguồn từ các nguyên nhân như chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn lạm phát tăng cao, đà tăng trưởng yếu của Trung Quốc cũng như tình trạng gián đoạn nguồn cung và mất an ninh lương thực kéo dài.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho hay các hạn chế thương mại và trợ cấp không cân bằng đã khiến hệ thống thương mại toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Bà Georgieva nói: “Hiện nay, hệ thống thương mại toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng. Các hạn chế thương mại và trợ cấp không cân bằng đang gia tăng. Ưu tiên đặc biệt (đối với các quốc gia trên toàn thế giới) là loại bỏ các hạn chế thương mại liên quan đến lương thực khiến giá thế giới cao hơn và làm mất an ninh lương thực”.

Theo quan điểm của bà Georgieva, “thay vì là nguồn tăng trưởng và hội nhập kinh tế, chính sách thương mại có nguy cơ trở thành nguồn gốc của sự phân mảnh kinh tế, mà từ đó tất cả các nước đều phải gánh chịu”.

Và nếu thương mại quốc tế bị chia thành 2 khối thì ước tính thiệt hại hàng năm sẽ lên tới 1,5% GDP toàn cầu và thiệt hại ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ là hơn 3% GDP thương mại trong khu vực.

LATEST POSTS

Tài khoản Twitter của OpenAI CTO bị hack, airdrop ‘lừa đảo’ shilling, cộng đồng cảnh báo

Crypto Twitter đã cảnh báo những người khác không nhấp vào liên kết mới nhất được đăng trên tài khoản Twitter của OpenAI CTO Mura...

Crypto​.com gia nhập hàng ngũ các tổ chức thanh toán được cấp phép tại Singapore

Crypto.com của Singapore mở rộng các thành tựu theo quy định của mình bằng cách đảm bảo giấy phép cho các dịch vụ mã thông...

Giá vàng hôm nay 1/6: Bật tăng trở lại

Trái ngược với xu hướng giảm gần đây, giá vàng trên thị trường quốc tế bất ngờ bước vào một đà tăng lại sau khi...

Các bộ sưu tập NFT phổ biến sẽ tăng giá mạnh vào năm 2023

Các khoản đầu tư vào các dự án NFT hàng đầu như Doodles, Invisible Friends, Moonbirds và Goblintown đã mất tới 95% giá trị trong...

Follow us

0FansLike
35,226FollowersFollow

Most Popular

spot_img