S&P 500 tiếp tục tăng điểm, phục hồi gần như hoàn toàn từ đợt bán tháo đầu tuần

2024-08-12
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Sáu (09/08), khi thị trường chứng khoán được hỗ trợ nhờ đà phục hồi đáng kinh ngạc sau đợt biến động dữ dội vào ngày 05/08. Chỉ số S&P 500 đã khép lại tuần này gần như hoàn toàn đảo chiều mức giảm trong tuần.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/08, chỉ số S&P 500 tiến 0.47% lên 5,344.16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.51% lên 16,745.30 điểm. Chỉ số Dow Jones nhích 51 xu (tương đương 0.13%) lên 39,497.54 điểm.

Từ đầu tuần đến nay, chỉ số S&P 500 chỉ lùi 0.04%. Trong phiên ngày thứ Sáu, chỉ số này đã tích tắc ghi nhận mức tăng trong tuần trước khi mất đi một phần đà tăng. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0.6% và 0.18%.

Tuần này đánh dấu tuần biến động nhất từ đầu năm 2024 đến nay. Dow Jones vào ngày 05/08 đã bốc hơi 1,000 điểm, còn S&P 500 sụt 3% trong phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022. Dữ liệu việc làm gây thất vọng của Mỹ vào tuần trước và lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quá muộn màng trong việc hạ lãi suất là nguyên nhân chính dẫn đến đợt bán tháo, cùng với việc huỷ bỏ giao dịch đồng JPY của các quỹ phòng hộ.

Tuy nhiên, các chỉ số chính đã phục hồi trở lại, với việc số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hằng tuần đáng khích lệ vào ngày 08/08 đã giúp giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ. S&P 500 đã tiến 2.3% vào ngày 08/08, đánh dấu phiên tăng tốt nhất kể từ tháng 11/2022, còn Dow Jones cộng 683 điểm. Nasdaq Composite tăng gần 2.9%.

Tại mức thấp nhất trong phiên ngày 05/08, S&P 500 đã lao dốc gần 10% so với mức cao mọi thời đại gần đây. Đà sụt giảm của Nasdaq Composite đã đạt đến vùng điều chỉnh vượt quá 10%. Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đạt mức cao chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 và cuộc Đại khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên, nhà đầu tư đã nhảy vào mua những cổ phiếu đang giảm giá vì cho rằng một cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái sẽ không xảy ra. Mức giảm vào đầu tuần này chủ yếu liên quan đến việc các quỹ phòng hộ rút khỏi các khoản đặt cược dài hạn vào đồng Yên JPY là mối đe doạ cơ bản đối với nền kinh tế.

Không chỉ thị trường chứng khoán mới có một tuần đầy biến động, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm có thời điểm rớt mức 3.70%, và chỉ lấy lại mức 4% vào ngày 08/08. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giao dịch ở mức 3.94% vào ngày thứ Sáu.

An Trần (Theo CNBC)